Trình bày đặc điểm sông ngòi khu vực châu á gió mùa

Câu 1: Nêu các đặc điểm sông ngòi ở châu Á?

– Sông ngòi châu Á khá phát triển, có nhiều hệ thống sông lớn nhưng phân bố không đềuvà có chế độ nước khác phức tạp.
– Có 3 hệ thống sông lớn:
+ Bắc Á: mạng lưới sông dày, mùa đông nước đóng băng, mùa xuân có lũ do băng tan.
+ Tây Nam Á và Trung Á: Rất ít sông ngòi, nguồn cung cấp nước do tuyết, băng tan, lượng nước giảm dần về hạ lưu.
+ Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á: Có nhiều sông, sông có nhiều nước, lượng nước lên xuống theo mùa.

Câu 2: Trình bày các đới cảnh quan tự nhiên của châu Á?

Cảnh quan tự nhiên ở châu Á phân hóa rất đa dạng.
– Rừng lá kim (hay rừng tai-ga) ở châu Á có diện tích rất rộng, phân bố chủ yếu ở đồng bằng Tây Xi-bia, sơn nguyên Trung Xi-bia và một phần ở Đông Xi-bia.
– Rừng cận nhiệt ở Đông Á và rừng nhiệt đới ẩm ở Đông Nam Á và Nam Á là các loại rừng giàu bậc nhất thế giới. Trong rừng có nhiều loại gỗ tốt, nhiều loại động vật quý hiếm.
Ngày nay, trừ rừng lá kim, đa số các cảnh quan rừng, xa van và thảo nguyên đã bị con người khai phá, biến thành đất nông nghiệp, các khu dân cư và khu công nghiệp. Các rừng tự nhiên còn lại rất ít, bởi vậy việc bảo vệ rừng là nhiệm vụ rất quan trọng của các quốc gia ở châu Á.

Bạn đang đọc: Trình bày đặc điểm sông ngòi khu vực châu á gió mùa">Trình bày đặc điểm sông ngòi khu vực châu á gió mùa

Câu 3: Nêu những thuận lợi và khó khăn của thiên nhiên châu Á

– Châu Á có nguồn tài nguyên thiên nhiên rất phong phú :
Nhiều loại khoáng sản có trữ lượng rất lớn, đáng chú ý nhất là than, dầu mỏ, khí đốt, sắt, thiếc …
Các tài nguyên khác như đất, khí hậu, nguồn nước, thực vật, động vật và rừng rất đa dạng, các nguồn năng lượng (thuỷ năng, gió, năng lượng mặt trời, địa nhiệt…) rất dồi dào. Tính đa dạng của tài nguyên là cơ sở để tạo ra sự đa dạng các sản phẩm.
– Thiên nhiên châu Á cũng gây nhiều khó khăn cho con người:
Các vùng núi cao hiểm trở, các hoang mạc khô cằn rộng lớn, các vùng khí hậu giá lạnh khắc nghiệt chiếm tỉ lệ lớn so với toàn bộ lãnh thổ đã gây trở ngại lớn cho việc giao lưu giữa các vùng, việc mở rộng diện tích trồng trọt và chăn nuôi của các dân tộc.
Các thiên tai như động đất, hoạt động núi lửa, bão lụt… thường xảy ra ờ các vùng đảo và duyên hải Đông Á, Đông Nam Á và Nam Á, gây thiệt hại lớn về người và của.

Câu 4: Trình bày đặc điểm về dân cư châu Á?

– Đặc điểm dân cư châu Á:

+ Là châu lục đông dân nhất thế giới. Tỉ lệ gia tăng tự nhiên chỉ vào loại trung bình của thế giới nhưng do dân số lớn nên hằng năm vẫn tăng thêm một số lượng lớn.

+ Dân cư thuộc nhiều chủng tộc, chủ yếu là các chủng tộc Môn – gô lô ít (ở Bắc Á, Đông Á, Đông Nam Á), Ơ – rô pê – ô – ít (ở Trung Á, Tây Nam Á, Nam Á). Các luồng di dân và việc mở rộng giao lưu đã dẫn đến sự hợp huyết giữa các chủng tộc, các dân tộc.

Câu 9: Trình bày đặc điểm khí hậu, sông ngòi, cảnh quan tự nhiên Nam Á?

Đại bộ phận Nam Á nằm trong đới khí hậu nhiệt đới gió mùa. Trên các vùng đồng bằng và sơn nguyên thấp, vé mùa đông có gió mùa đông bắc với thời tiết lạnh và khô. Mùa hạ từ tháng 4 đến tháng 9. có gió mùa tây nam nóng và ẩm từ Ấn Độ Dương đến mang theo mưa cho khu vực Nam Á. Nhịp điệu hoạt động của gió mùa có ảnh hưởng rất lớn đến nhịp điệu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong khu vực. Trên các vùng núi cao, nhất là Hi-ma-lay-a, điều kiện khí hậu thay đổi theo độ cao và phân hóa rất phức tạp. Trên các sườn phía nam, phần thấp thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, mưa nhiều. Càng lên cao khi hậu càng mát dần. Từ độ cao 4500m trở lên là đới băng tuyết vĩnh cửu. Ở sườn phía bắc có khí hậu lạnh và khô, lượng mưa dưới 100mm. Vùng Tây Bắc Ấn Độ và Pa-ki-xtan thuộc đới khí hậu nhiệt đới khô, lượng mưa hàng năm từ 200 – 500mm. Địa hình là nhân tố ảnh hưởng rõ rệt đến sự phân hóa khí hậu Nam Á.

Nam Á có nhiều hệ thống sông lớn như sông Ấn, sông Hằng, sông Bra-ma-pút.

Nam Á có nhiều cảnh quan : rừng nhiệt đới ẩm, xa van, hoang mạc và cảnh quan núi cao.

Câu 10: Xác định vị trí địa lý và phạm vi khu vực Đông Á?

a)Vị trí địa lí

– Nước Việt Nam nằm ở phía rìa đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm của khu vực Đông Nam Á.

-Trên đất liền, nước ta giáp với các nước Trung Quốc, Lào, Campuchia. Vùng biển nước ta tiếp giáp với vùng biển các nước Trung Quốc, Camphuchia, Philippin, Malaixia, Brunây, Inđônêxia, Thái Lan.

-Hệ tọa độ địa lí:

+Phần đất liền:

  • Điểm cực Bắc ở vĩ độ 23o23B tại xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.
  • Điểm cực Nam ở vĩ độ 8o34B tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.
  • Điểm cực Tây ở kinh độ 102o09Đ tại xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.
  • Điểm cực Đông nằm ở kinh độ 109o24Đ tại xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.
  • Trên vùng biển, hệ tọa độ địa lí của nước ta còn kéo dài với khoảng vĩ độ 6o50B và từ khoảng kinh độ 101o Đ đến 117o20Đ tại Biển Đông.

    -Kinh tuyến 105o Đ chạy qua lãnh thổ nước ta nên đại bộ phận lãnh thổ nằm trong khu vực múi giờ thứ 7.

    b)Phạm vi lãnh thổ

    -Bao gồm vùng đất, vùng biển và vùng trời.

    – Vùng đất : gồm toàn bộ phần đất liền và các hải đảo, có tổng diện tích là 331 212 km2.

    – Vùng biển của nước ta bao gồm: nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền về kinh tế có diện tích khoảng 1 triêu km2 và thềm lục địa.

    – Vùng trời Việt Nam là không gian bao trùm lên trên lãnh thổ nước ta; trên đất liền được xác định bằng các đường biên giới, trên biển là ranh giới bên ngoài của lãnh hải và không gian của các đảo.

    Video liên quan

    Các bài viết liên quan

    Viết một bình luận