Sỏi mầm: Nhắc đến món ăn này người ta sẽ nghĩ ngay đến Hậu Giang. Tuy nhiên nó không giống món mầm đá trong truyện Trạng Quỳnh mà tên gọi này xuất phát từ cách chế biến. Sỏi được nung nóng, dùng để nướng chín thịt heo rừng đã được thái mỏng, tẩm ướp gia vị như tiêu, tỏi, hành, ngò… đặt lên trên. Thịt ăn kèm với rau sống, chấm mắm chanh ớt chua ngọt. Món này được bán ở một số quán thuộc huyện Phụng Hiệp. Ảnh: Yume.
Bạn đang đọc: 7 MÓN ĂN NỔI TIẾNG CÓ TÊN ĐỘC, LẠ Ở VIỆT NAM">7 MÓN ĂN NỔI TIẾNG CÓ TÊN ĐỘC, LẠ Ở VIỆT NAM
Sà bì chưởng: Sà bì chưởng là cách gọi lái của món cơm tấm sườn bì chả, đặc sản của Sài Gòn. Như tên gọi, nguyên liệu chính của món này là cơm, sườn, bì, chả. Trong đó cơm phải được nấu từ loại gạo tấm, sườn heo tẩm ướp chua ngọt, chả làm cùng trứng và sợi bì dai. Ngoài ra món còn có thêm chút mỡ hành, ít miếng dưa leo, cà chua hay đồ chua được làm từ cà rốt, củ cải, dưa leo, dưa muối đôi khi là đu đủ. Món này bán ở nhiều nơi trong Sài Gòn, bất kể sáng hay đêm. Ảnh: Mr True.
Cơm âm phủ: Tên món cơm khiến nhiều người nghĩ đến cõi âm. Có nhiều cách lý giải tên gọi này, trong đó có tài liệu ghi món do một quán ăn tên Âm phủ sáng tạo ra. Cũng có tương truyền rằng, khi vua vi hành, gõ cửa nhà một bà góa để xin cơm. Do cảnh nghèo, bà chỉ có thể dọn ra cơm trắng, rau cải nhưng vua đói nên ăn hết ngon lành. Từ đó vua gọi là cơm âm phủ. Thường món sẽ có cơm trắng đặt giữa đĩa, xung quanh có thịt ba rọi, chả lụa Huế, tôm, nem Huế nướng, trứng tráng, rau thơm, dưa leo…tạo thành 7 màu rực rỡ. Món này được bán nhiều ở Huế. Ảnh: minhhongph.
Chè bột lọc heo quay: Cũng là đặc sản của xứ Huế, nhiều người nghe tên lần đầu bỡ ngỡ không rõ đây là món mặn hay ngọt. Như tên gọi, chè có thành phần chính là bột lọc nhồi thịt quay, thả vào nước gừng đường như chè trôi nước. Du khách có thể thưởng thức món này ở quán chè trước cửa Thượng Tứ hay các chợ. Ảnh: Khánh Ly.
Bánh gật gù: Tên bánh mang nghĩa tượng hình, bởi khi cầm trên tay bánh mềm, dẻo ngả về nhiều phía như người gật gù. Đây là đặc sản nổi tiếng của Tiên Yên, Quảng Ninh, có hương vị gần giống bánh phở, nhưng mềm dai hơn nhờ gạo trộn cơm nguội xay nhuyễn cùng nước. Bánh cuốn lại bằng tay, không nhân, chấm nước chấm có hành phi, thịt băm, mắm tiêu, mỡ gà. Ảnh: joy.phn.
Pa pỉnh tộp: Món này theo tiếng Thái nghĩa là cá gập nướng. Nguyên liệu chính là cá suối như cá chép, xát muối ướt để khử tanh, mổ dọc sống lưng. Các loại gia vị băm nhỏ và trộn đều gồm mắc khén, gừng, tỏi, sả, hành, ớt… được nhồi vào bụng cá. Sau đó cá được gấp đôi nướng trên than hồng. Món này ăn kèm cơm nếp thì càng ngon và được coi là đặc sản của Tây bắc nói chung và Sơn La nói riêng. Ảnh: Huyền Vũ.
Cháo ấu tẩu: Ấu tẩu là tên loại củ có độc tố mạnh, có vẻ ngoài giống củ ấu. Nhưng nếu biết cách chế biến, nó sẽ có tác dụng chữa bệnh, giải cảm. Bằng cách ngâm nước gạo và ninh đến khi bở tơi, nấu cùng gạo tẻ, nếp cái, nước hầm chân giò, rắc rau thơm, thịt nạc băm, người dân Hà Giang đã có món đặc sản đãi khách. Cháo có vị đắng, ăn ngon nhất khi trời lạnh. Ảnh: dinbeo.
Xem thêm: Người tập gym nên ăn gì sau buổi tập?
( Theo Vnexpress )
Source: https://sangtaotrongtamtay.vn
Category: Văn hóa ẩm thực