2. Quan niệm về nguyên nhân hình thành gió mùa
Theo quan điểm khí tượng học:
Bất kì dòng không khí nào vượt qua xích đạo và lêch hướng
đều gọi là gió mùa, khác dòng tín phong không chuyển qua xích
đạo và không lệch hướng.
Theo quan điểm động lực
học:
Do sự tương phản
về khí áp giữa lục địa và
đại dương, giữa lục địa
bán cầu Bắc và bán cầu
Nam theo mùa làm phát
sinh ra một loại gió
chuyển động từ áp cao
đến áp thấp theo mùa có
hướng ngược nhau gọi là
gió mùa.
Theo quan điểm động nhóm
Ở trên đại dương, sự biến thiên mùa của hoàn lưu nhiệt đới
chỉ là những giao động nhỏ về cường độ của các khâu của hoàn lưu
còn nét cơ bản vẫn giữ nguyên. Còn hoàn lưu ở trên lục địa và các
biển lân cận thì nhịp điệu mùa thể hiện rất rõ rệt. Lục địa hấp thu
được nhiệt lập tức truyền cho các lớp không khí ở trên Lục địa làm
cho nhiệt độ không khí biến thiên theo mùa rõ hơn trên đại dương.
Nếu như đại dương hấp thụ, tích tụ nhiệt và được các dòng biển đưa
về các vĩ độ cao thì lục địa hoạt động theo phương thức khác, bề mặt
lục cao.
Mùa đông, cũng ở trên dải này nhiệt độ tương đối thấp, hình thành
khu vực áp cao với gió thổi gần như Tín phong nhưng tốc độ và
hướng gió không thay đổi
Mùa hè, ở vĩ độ 15 – 250 dòng bức xạ lớn cho nên không khí ở
trên bị đốt nóng rất nhiều và do đó hạ áp nhiệt được hình thành. Hạ
áp này dần dần có chức năng hoạt động như một rãnh thấp xích đạo
và tạo nên một miền hội tụ mới. Khi đó, rãnh thấp gần xích đạo thay
đổi cấu trúc và yếu đi. Tín phong Nam bán cầu vượt qua xích đạo,
chậm dần lại và tạo thành dải hội tụ. Không khí được hút vào miền
hạ áp trên lục địa.
3. Đặc điểm gió mùa
•
•
•
•
•
•
* Đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa
Nhiệt độ lượng mưa thay đổi theo mùa gió
+ Nhiệt độ TB > 200C
+ Biên độ nhiệt TB Khoảng 80C
+ Lượng mưa > 1000mm
– Thời tiết diễn biến thất thường
– Mùa hạ: Gió từ Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương
tới đem theo không khí mát mẻ và mưa lớn
– Mùa đông: Gió mùa thổi từ lục địa Châu Á ra
đem không khí khô và lạnh
TRUNG TÂM ÁP THẤP VÀO ÁP CAO VÀO MÙA HẠ
4. Khái niệm Gió mùa
Gió mùa là dòng không khí ổn định theo mùa với sự biến đổi căn bản
của hướng gió thịnh hành từ mùa đông sang mùa hạ và từ mùa hạ sang mùa
đông.
Có nghĩa là ở mỗi khu vực gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ với những
hướng gió thịnh hành ngược nhau hay ít nhất cũng khác biệt rõ nét với nhau.
5. Các loại Gió mùa
5.1.Gió mùa nội chí tuyến hay nhiệt đới.
Tháng giêng là mùa đông ở Bắc bán cầu, trên các đại dương áp cao cận chí
tuyến bành trướng ra rất rộng, trên các lục địa áp cao cũng được thành lập do
mặt đất bị lạnh đi rất nhiều. Tất cả những trung tâm áp cao ấy họp thành đai
liên tục trên các miền cận chí tuyến Bắc. Lúc này ở Nam bán cầu là mùa hạ, áp
thấp xích đạo hơi dịch về phía nam xích đạo. Các lục địa Nam bán cầu được
đốt nóng lên nhất là lục địa Úc được đốt nóng lên dữ dội, áp thấp xuống đến
dưới 1006 mb. Sự chênh lệch khí áp giữa hai bán cầu làm cho không khí
chuyển động thành những luồng lớn từ các áp cao Bắc bán cầu sang các áp
thấp Nam bán cầu theo hướng chung là Đông Bắc – Tây Nam, cùng hướng
chuyển động với gió tín phong Bắc bán cầu, khi qua xích đạo để chuyển đến
các áp thấp Nam bán cầu thì chuyển hướng thành gió mùa Tây Bắc mùa hạ
của Nam bán cầu.
Nam Á
Đông Nam Á
•Gió mùa: Chế độ gió có quy mô lớn, thổi trên nhiều vùng rộng lớn
Xác địnhĐiển của môi Nam Á đổi hướng ngược trên hình 5.1?
vị trí hình ở trường nhiệt đới gió mùa Á
của bề mặt Trái Đất, với sự thay Và Đông Nam chiều hoặc
gần như ngược chiều nhau theo mùa.
Tháng bảy tình hình khí áp ngược lại. Ở miền cận chí tuyến
Bắc bán cầu, trên các đại dương trung tâm cao áp thường xuyên
hoạt động và hơi dịch về phía bắc, còn trên lục địa thì khí áp
xuống rất thấp do bị đốt nóng mãnh liệt, đặc biệt là trên lục địa
châu Á. Phía đông cao nguyên Iran, miền Tây Bắc Ấn Độ, áp thấp
hạ xuống đến 998 mb. Áp thấp xích đạo lúc này hơi dịch, lên phía
Bắc xích đạo và nối liền với các áp thấp lục dịa Bắc bán cầu. Ở
Nam bán cầu thời kỳ này là mùa đông, các trung tâm áp cao
thường xuyên cận chí tuyến bành trướng. Trên lục địa các cao áp
cũng hình thành nhất là cao áp lục địa Úc có khí áp lên đến 1021
mb. Tình trạng khí áp chênh lệch ấy làm cho các luồng không khí
chuyển từ các cao áp Nam bán cầu lên các áp thấp Bắc bán cầu
theo hướng Đông Nam – Tây Bắc (cùng hướng với gió Tín
phong), và khi vượt qua xích đạo đến các áp thấp Bắc bán cầu thì
đổi hướng thành gió mùa Tây Nam mùa hạ của bán cầu Bắc. Tất
nhiên là quy luật thống trị hướng gió mùa nội chí tuyến phần nào
bị phá vỡ do sự chênh lệch về nhiệt độ và áp suất giữa lục địa và
đại dương theo mùa ở bán cầu.
Nguyên nhân hình thành gió mùa nội chí tuyến.
+ Nằm ở vĩ độ thấp.
+ Độ cao mặt trời trên đường chân
trời lớn.
+ Chịu ảnh hưởng của lực Côriôlít.
+ Chịu sự hoạt động của hoàn lưu
chung của khí quyển, với các khối khí:
Pc, Pm, khối khí nhiệt biển Đông
Trung Hoa, Tc, Tm, và E.
+ Chịu ảnh hưởng của Frônt cực, và
dải hội tụ nội chí tuyến CIT.
– Hướng di chuyển.
Về mùa đông có hướng trùng với gió
tín phong nhưng mùa hạ thì không
trùng với gió Tín phong.
– Tính chất.
Gió mùa đông lạnh và khô ráo, gió
mùa hè mát đem lại mùa mưa ẩm.
Nhưng do ảnh hưởng của vị trí địa lý
và những đặc điểm của hoàn cảnh tự
nhiên nên sự phân bố lượng mưa
trong mùa hạ không đều.
Các khu vực hoạt động của hoàn lưu gió mùa nội chí tuyến.
Ở miền nội chí tuyến có hoàn lưu gió màu hoạt động ổn
định và biểu hiện rõ nét. Nhưng do đặc điểm của điều kiện địa
lý (phân bố lục địa và đại dương) của mỗi bán cấu mà cường
độ gió mỗi nơi một khác. Ở Thái Bình Dương và Đại Tây Dương
gió mùa nhiệt đới ít phát triển (trừ phần phía tây Thái Bình
Dương gần lục địa châu Á). Ở các vùng nhiệt đới thuộc các đại
dương quanh năm thịnh hành gió tín phong có hướng đông rất
ổn định. Ở Ấn Độ Dương hoàn lưu gió mùa ổn định quan sát
thấy mức độ ảnh hưởng đến trên một phạm vi rất lớn trong
miền nội chí tuyến, hầu như trên toàn miền Bắc Ấn Độ Dương,
bán đảo Đông Dương và những khu vực Nam Ấn Độ Dương
như bắc lục địa Úc, đảo Mađagaxca cũng như vùng rộng lớn
phía đông Châu Phi. Sự phát triển mạnh mẽ của gió mùa ở
những miền diễn ra ở trên đều có liên quan với đặc điểm của
những điều kiện địa lý như kích thước và sự phân bố của các
châu lục.
5.2. Gió mùa ngoại chí tuyến hay ôn đới.
Trên bản đồ khí hậu thế giới cho thấy là trên các lục địa
ngoại chí tuyến, chế độ áp cao mùa đông được thay thế bởi
chế độ áp thấp mùa hạ. Ngoài ra áp cao cận chí tuyến trên
các đại dương Bắc bán cầu từ tháng giêng đến tháng bảy có
xu hướng chuyển dần lên các vĩ độ cao hơn, ngược lại từ
tháng bảy đến tháng giêng thì hơi dịch dần xuống các vĩ độ
thấp hơn, còn các áp thấp á cực trên các đại dương từ mùa
đông sang mùa hạ yếu dần. Nếu như phân bố khí áp ở một
nơi nào đó trong quá trình một mùa tương đối ổn định và có
sự biến đổi đột ngột từ mùa này sang mùa khác thì trong chế
độ gió cũng xảy ra sự biến đổi tương tự. Trong một mùa gió
với hướng nhất định sẽ thịnh hành so với hướng khác. Vào
mùa ngược lại gió thịnh hành sẽ thay đổi ngược lại. Chế độ
gió như vậy gọi là chế độ gió mùa ngoại chí tuyến.
5.3. Gió mùa Nam Á và Đông Nam Á.
Các điều kiện hình thành
– Châu Á là lục địa lớn nhất trên địa cầu.
– Được bao bọc bởi Thái Bình Dương và Ấn Độ
Dương.
– Có cao nguyên Trung Á và khối núi Tây Tạng cao,
rộng chạy từ tây sang đông.
– Có dải áp cao Xibia được hình thành do lạnh bức
xạ, hoạt động với cường độ lớn, gió thổi từ xoáy
nghịch về phía nam và đông nam.
– Tầng trên khí quyển ở độ cao 700 mb đại bộ phận
là gió tây.
– Có sự góp mặt của xoáy thuận Địa Trung Hải.
Source: https://sangtaotrongtamtay.vn
Category: Khoa học