Cuốn sách này không phải hướng dẫn địa điểm ăn uống hay du lịch nhưng đọc vào là biết tác giả “sành ăn” lắm.
Dù sinh ra và lớn lên ở Sài Gòn nhưng mình là người gốc Bắc và cũng có nhiều dịp được nghe kể, được ra Bắc, thưởng thức các món ăn miền Bắc, đặc biệt là ẩm thực Hà Nội. Nhờ vậy mà đọc tác phẩm này không thấy xa lạ lắm từ ngôn phong đến các món ăn và địa danh được nhắc đến. Tuy nhiên do tác phẩm được viết lâu rồi, từ cái thời tiền có đơn vị là hào là đồng, nên cũng có nhiều cái xa lạ, nhiều
Xem thêm: Người tập gym nên ăn gì sau buổi tập?
Cuốn sách này không phải hướng dẫn địa điểm ăn uống hay du lịch nhưng đọc vào là biết tác giả “sành ăn” lắm.
Dù sinh ra và lớn lên ở Sài Gòn nhưng mình là người gốc Bắc và cũng có nhiều dịp được nghe kể, được ra Bắc, thưởng thức các món ăn miền Bắc, đặc biệt là ẩm thực Hà Nội. Nhờ vậy mà đọc tác phẩm này không thấy xa lạ lắm từ ngôn phong đến các món ăn và địa danh được nhắc đến. Tuy nhiên do tác phẩm được viết lâu rồi, từ cái thời tiền có đơn vị là hào là đồng, nên cũng có nhiều cái xa lạ, nhiều món ăn chưa từng được thưởng thức như bánh Xuân Cầu, bánh ngỗng, bánh xâm, cà cuống, hẩu lốn (mình biết từ này nhưng không biết món ăn có cái tên như vậy trước khi đọc cuốn sách này); hay thịt chó còn có tên là mộc tồn (mộc tồn là cây còn, cây còn là con cầy, nói lái ấy 😆, đúng kiểu nói của người miền Bắc)… Mình còn nghĩ, ngay cả người Hà Nội trẻ hay mấy bạn ở nơi khác đến Hà Nội một thời gian có khi cũng chẳng biết mấy món này ấy chứ.
Ngoài ra, tác phẩm cũng mang lại nhiều kiến thức mà bình thường mình chẳng để ý, như khi làm món chả rươi thì không thể thiếu vỏ quýt đi kèm; cá trong gỏi cá sống sau khi làm xong phải treo lên cho ráo nước, để trên thớt thật khô rồi mới mổ ra, lạng lấy miếng nạc, bỏ da đi; cắt tiết vịt thì cắt ở mỏ hay khuỷu chân sẽ được nhiều hơn ở cổ; đánh tiết canh xong thì lấy bẹ chuối đặt lên trên để hút hết nước thừa sẽ không cần đợi lâu cho tiết đông…
Cốm có lẽ là món ăn tinh hoa nhất trong những món được kể tên đến, và vì thế mà cốm cũng được chọn để thiết kế bìa cho tác phẩm chăng? Đọc đến cốm thì nhớ lắm món quà của chị Trang mang vào cho em 2 năm trước. 2 chị em lâu lắm không gặp nhau mà có kế hoạch vào Sài Gòn rồi nhớ đến em và muốn mang cốm tươi vào cho em, nghe xong mà muốn rụng tim luôn nè 🥰🥰🥰.
Nói vậy chứ đọc đến cốm tự nhiên dỗi nha, nghỉ đọc cả tháng rồi tuần trước mới đọc tiếp phần còn lại, tối nay mới viết post này nè. Mà đọc xong thì không còn dỗi nữa với những ý tứ mà Vũ Bằng mang đến. Thoạt đầu cứ nghĩ đây như một guide book về những chỗ ăn ngon, nhưng đọc hết tác phẩm rồi mới thấy thấm cái sâu sắc của người đàn ông này. Cách ông nói về những món ngon Hà Nội có thể mang đậm dấu ấn cá nhân từ việc chọn món nào đưa vào danh sách (phở bò, phở gà, bánh cuốn, bánh đúc, bánh khoái, bánh Xuân Cầu, cốm làng Vòng, rươi, ngô rang, khoai lùi, gỏi cá sống và các loại gỏi khác, bún chả, gỏi cuốn, bún thang, bún riêu, bún ốc, chả cá, thịt cầy, tiết canh cháo lòng, hẩu lốn) đến việc ông thiên vị cho một món ăn nào đó. Tất cả xuất phát từ những kỷ niệm cá nhân, tình yêu với vùng đất nơi ông đã sinh ra và lớn lên. Vì vậy đọc xong không hề soi xét mà lại thấy tác giả vô cùng đáng yêu.
Món ăn tâm đắc nhất của tác giả có lẽ là thịt cầy. Đọc từng lời văn của ông có thể cảm nhận được sự phấn khích, háo hức, thèm thuồng của người viết đối với món ăn này. Mình chưa ăn thịt cầy bao giờ, không phải là không dám như thịt chuột mà là không thích thôi. Mình đón nhận tác phẩm này như một sự trải nghiệm văn hóa, để hiểu hơn về một Hà Nội qua một lăng kính khác nên không muốn phán xét về việc có nên ăn hay nhắc đến thịt cầy trong một tác phẩm văn học như vầy hay không. Bản thân tác giả cũng mở đầu về món ăn này là “Đã định không nói, nhưng không nói không chịu được. Ờ mà nếu ca tụng thịt cầy mà mang tiếng là thiếu văn minh thì mình cũng đành chịu cái tiếng thiếu văn minh vậy, chớ nói đến miếng ngon Hà Nội mà không nói đến thịt cầy, người ta quả là thấy thiếu thốn rất nhiều.”
Tác giả đã so sánh điểm giống và khác nhau giữa các món ăn tương tự nhau để người đọc dù không phải người Hà Nội vẫn có thể dễ dàng cảm nhận. Như so sánh hẩu lốn của Hà Nội với tả pín lù của Tàu, lâm vố của Tây và sà bần của miền Nam; hay so sánh hương vị, nguyên liệu, cách chế biến, cách trình bày của cùng một món nhưng ở các hàng quán khác nhau… nên thành ra đọc tới đâu là muốn đi hết những hàng đấy ăn xem có giống tác giả nói không. Bên cạnh đó, ông cũng dùng rất nhiều phép so sánh, nhiều tính từ để đánh thức mọi giác quan, giúp người đọc dễ liên tưởng. Khi mà tác giả viết “thơm ngào ngạt, thơm rức mũi, thơm có thể tưởng chừng ăn vào một miếng rồi thân thể ta có tan biến vào hư vô cũng được” thì có lẽ ta cũng thấy mùi thơm phảng phất đâu đây.
Đoạn đầu của sách mình hay tủm tỉm cười không biết ông Vũ Bằng này có sợ vợ không mà gần như món ăn nào cũng nhắc đến vợ. Đoạn nào mà tả đồ “ngon” thì sẽ đem so sánh với mấy em gái đương lúc xuân thì, nhưng rồi sau đó vẫn không thể thiếu vắng hình bóng của người vợ trong cái cách vợ hiểu ý chồng, vợ chăm lo cho chồng: “Vợ đã biết tính chồng hơi khó, thích món gì mà không đủ vị thì hay lẫy, cho nên từ buổi trưa đã phải mua đủ các thứ rau cần thiết…”; “Có cần phải nói ra làm gì đâu! Vợ chồng yêu thương nhau, mình chưa buồn vợ đã biết mình buồn, mình chưa vui vợ đã biết mình vui, thế thì làm gì mà không đoán được nỗi buồn se sắt nhỏ bé ở trong lòng người bạn trăm năm?”. Rồi có đoạn: “cháo lòng cũng như một người con gái mà duyên dáng lẫn vào bên trong, chớ không bong ra bên ngoài. Có thể rằng ăn ở với một người đàn bà đẹp một cái đẹp huy hoàng, rực rỡ và ác liệt, ta mê say đến quên cả đời đi, nhưng sự mê say đó làm cho ta rờn rợn, có khi thấy như đau nhói ở ngực, và kết cục chẳng bao lâu ta sẽ thấy tim ta mệt mỏi. Đối với một người vợ tấm mẳn, cũ kỹ, có duyên thầm, không thế. Vợ chồng càng ăn ở với nhau thì người chồng lại càng tìm thấy ở người vợ những tính tình tốt đẹp, mới lạ, làm cho tình yêu của chồng mỗi ngày mỗi thắm đượm hơn. Đối với một người vợ như thế, không thể nào bỏ được, càng về xế chiều lại càng thương mến nhau hơn: có khi người vợ ho mà chồng thấy như chính mình đau nơi ngực, người chồng buồn mà vợ thấy như cả bầu trời ủ rũ, tang thương”. Càng đọc mới càng hiểu ra, so sánh thì so sánh thế thôi chứ “miếng ngon” có khi chỉ thực sự ngon khi thưởng thức cùng người vợ và gia đình, còn miếng ngon chắc-có-bền-lâu? Tác phẩm có chiều sâu và người lớn hơn với cách viết giàu tính gợi hình và góc nhìn của một người đàn ông có tuổi, hay để ý, thích hoài niệm và thương vợ. Sau khi dở đến trang sách cuối thì mình đã xâu chuỗi và hiểu ra rằng tác phầm này là kết quả của chuỗi dài những ngày tháng quan sát, cảm nhận và ghi chép lại. Cho đến khi ở một nơi xa, chính tình yêu và nỗi nhớ dành cho miền đất ấy, nơi ông lớn lên và cũng là nơi ghi dấu những kỉ niệm bên người vợ, bên gia đình đã là động lực to lớn để ông hoàn thành và cho ra đời “Miếng ngon Hà Nội”.
Xem thêm: Người tập gym nên ăn gì sau buổi tập?
…more
Source: https://sangtaotrongtamtay.vn
Category: Văn hóa ẩm thực