Sảy thai là hiện tượng mất thai trước tuần thứ 20 của thai kỳ. Đây là vấn đề được các thai phụ đặc biệt quan tâm. Sảy thai có một số triệu chứng khá phổ biến như xuất huyết âm đạo, chuột rút… nhưng những triệu chứng này cũng gặp ở các bệnh khác trong thai kỳ nên rất khó xác định chính xác.
Xem Tóm Tắt Bài Viết Này
1. Tổng quan về sảy thai
Sảy thai có thể do rất nhiều nguyên nhân và thường khó xác định rõ ràng, tuy nhiên đa phần không phải do lỗi của người mẹ. Người ta cho rằng hầu hết các trường hợp sảy thai là do bất thường nhiễm sắc thể, khi em bé có quá nhiều hoặc không đủ nhiễm sắc thể thì sẽ không thể phát triển đúng cách.
Phần lớn trường hợp sảy thai không thể ngăn chặn được, nhưng người mẹ có thể áp dụng một số biện pháp làm giảm nguy cơ sảy thai, ví dụ: hạn chế uống rượu, hút thuốc và tránh sử dụng thuốc trong thời gian mang thai; giữ cân nặng ở mức khỏe mạnh trước khi mang thai, ăn uống lành mạnh và làm giảm nguy cơ nhiễm trùng,…
Bạn đang đọc: Nhận diện các triệu chứng sảy thai">Nhận diện các triệu chứng sảy thai
Khi có dấu hiệu nghi ngờ sảy thai, bạn cần đến bệnh viện kiểm tra ngay lập tức. Bác sĩ sẽ chẩn đoán xác định bằng cách siêu âm, nếu kết quả cho thấy sảy thai thực sự xảy ra, bạn sẽ được tư vấn về các lựa chọn xử lý thai đã mất. Thông thường, mô thai sẽ thoát ra một cách tự nhiên sau 1 – 2 tuần, tuy nhiên trong một số trường hợp bạn cũng có thể sử dụng thuốc hoặc phẫu thuật loại bỏ thai nếu như không muốn chờ đợi.
2. Triệu chứng sảy thai
Dấu hiệu phổ biến nhất của sảy thai là chảy máu âm đạo. Máu có thể biến đổi từ đốm hoặc dịch màu nâu đến chảy máu nặng, máu màu đỏ tươi hoặc vón thành cục. Hiện tượng này có thể xuất hiện rồi biến mất trong vài ngày.
Tuy nhiên chảy máu âm đạo cũng tương đối phổ biến trong 3 tháng đầu của thai kỳ mà chưa chắc đã là dấu hiệu cảnh báo sảy thai. Ngay khi thấy biểu hiện này, sản phụ cần đến gặp bác sĩ càng tốt, đặc biệt với những phụ nữ bị sảy thai liên tiếp (sảy thai tái diễn) càng cần phải cẩn trọng.
Các triệu chứng sảy thai khác bao gồm:
- Chuột rút, đau bụng dưới;
- Có dịch nhờn tiết ra từ âm đạo;
- Mất các triệu chứng thông thường của thai kỳ như đau ngực, người mỏi mệt…
Trong một số ít trường hợp, sảy thai có thể do thai phát triển bên ngoài tử cung, được gọi là mang thai ngoài tử cung. Lúc này, thai phụ thường có các triệu chứng sau:
- Đau bụng dai dẳng và dữ dội, thường ở một bên;
- Chảy máu âm đạo, thường xuất hiện sau khi cơn đau bắt đầu;
- Đau vai;
- Tiêu chảy, nôn mửa;
- Cảm giác lâng lâng, có thể ngất xỉu.
Bà bầu gặp những triệu chứng trên cần được đưa tới bệnh viện sớm nhất hoàn toàn có thể để được thăm khám, chẩn đoán và can thiệp kịp thời .
3. Chẩn đoán và điều trị sảy thai như thế nào?
Bác sĩ sẽ xác định bạn có bị sảy thai hay không bằng cách thực hiện kiểm tra vùng chậu và siêu âm. Nếu kết quả chắc chắn là sảy thai và tử cung không bị nhiễm trùng, bạn sẽ không cần điều trị. Nhưng nếu có dấu hiệu nhiễm trùng hoặc một số tình trạng khác, các phương pháp điều trị sau có thể được áp dụng:
- Nong và nạo tử cung (D&C): Trong thủ thuật này, bác sĩ sẽ làm giãn cổ tử cung và nhẹ nhàng loại bỏ các mô hoặc bào thai còn sót lại trong tử cung;
- Sử dụng thuốc: Thuốc có thể được dùng thay cho thủ thuật D&C, chẳng hạn như misoprostol để làm cho tử cung tự lành.
4. Vấn đề mang thai sau sảy thai
Hầu hết các yếu tố gây sảy thai nằm ngoài khả năng kiểm soát của thai phụ, tuy nhiên để giảm nguy cơ sảy thai cho những lần mang thai sau, bạn có thể thực hiện các bước sau:
- Dành thời gian hồi phục sức khỏe và chữa lành những tổn thương về tinh thần sau khi sảy thai;
- Trao đổi với bác sĩ về thời gian thích hợp để mang thai tiếp theo. Một số bác sĩ sẽ khuyên thai phụ nên đợi một khoảng thời gian nhất định – từ 1 chu kỳ kinh nguyệt đến 3 tháng – trước khi cố gắng thụ thai trở lại;
- Có lịch trình thăm khám tiền sản định kỳ thường xuyên hơn so với trước;
- Bỏ thuốc lá, rượu và các loại thuốc bất lợi cho thai nhi để đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh nhất có thể;
- Mẹ bầu mắc bệnh tiểu đường hoặc tăng huyết áp cần giữ các bệnh này trong tầm kiểm soát;
- Giữ trọng lượng cơ thể ở mức lành mạnh;
- Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh với nhiều ngũ cốc, trái cây và rau quả;
- Cắt giảm lượng caffeine: Giới hạn ở mức 200 mg caffeine (hoặc ít hơn) trong một ngày, tương đương với một tách cà phê.
5. Làm thế nào để phòng ngừa sảy thai?
- Không hút thuốc khi mang thai;
- Không uống rượu hoặc sử dụng ma túy bất hợp pháp khi mang thai;
- Cố gắng tránh các bệnh nhiễm trùng trong thai kỳ, chẳng hạn như Rubella;
- Tránh một số thực phẩm khi mang thai có thể bất lợi cho sức khỏe của mẹ và em bé, ví dụ các loại phô mai mềm (màu trắng hoặc xanh), trứng sống hoặc chưa chín hẳn, các loại pate, thịt sống hoặc chưa chín hẳn, gan động vật,…
- Kiểm soát cân nặng trước khi mang thai ở mức khỏe mạnh, bởi béo phì làm tăng nguy cơ sảy thai. Một người được coi là béo phì khi có chỉ số khối cơ thể BMI >30.
Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!
Nguồn tham khảo: webmd.com; nhs.uk
Source: https://sangtaotrongtamtay.vn
Category: Khoa học