Câu 6: Hiện tượng khuếch tán xảy ra nhanh hơn trong một chất khí khi: A. Khi giảm nhiệt độ của khối khí. B. Khi tăng nhiệt độ của khối khí. C. Khi cho khối khí

Câu 6: Hiện tượng khuếch tán xảy ra nhanh hơn trong một chất khí khi:
A. Khi giảm nhiệt độ của khối khí.
B. Khi tăng nhiệt độ của khối khí.
C. Khi cho khối khí dãn nở.
D. Khi tăng độ chênh lệch nhiệt độ trong khối khí.
Câu 7: Khi các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động hỗn độn không ngừng nhanh lên thì đại lượng nào sau đây tăng lên?
A. Khối lượng của vật.
B. Trọng lượng của vật.
C. Nhiệt độ của vật.
D. Cả khối lượng lẫn trọng lượng của vật.
Câu 8: Tính chất nào sau đây không phải của nguyên tử, phân tử?
A. Chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao.
B. Giữa các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật có khoảng cách.
C. Nở ra khi nhiệt độ tăng, co lại khi nhiệt độ giảm.
D. Chuyển động không ngừng.
Câu 9: Trong thí nghiệm Bơ-rao các hạt phấn hoa chuyển động hỗn độn không ngừng vì
A. Giữa chúng có khoảng cách.
B. Các phân tử nước chuyển động không ngừng, va chạm vào chúng từ mọi phía.
C. Chúng là các thực thể sống.
D. Chúng là các phân tử.
Câu 10: Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không phải do chuyển động không ngừng của các nguyên tử, phân tử gây ra?
A. Sự khuếch tán của đồng sunfat vào nước
B. Quả bóng bay sau khi bơm dù được buộc chặt vẫn xẹp dần theo thời gian.
C. Sự tạo thành gió.
D. Đường tan vào nước.
Câu 11: Trong một căn phòng có lọ nước hoa bị hở nắp. Sau một lúc, mọi người trong phòng đều ngửi được mùi nước hoa. Trong trường hợp này đã có những hiện tượng vật lý nào xảy ra?
A. Bay hơi và khuếch tán.
B. Ngưng tụ và khuếch tán.
C. Bay hơi và ngưng tụ.
D. Nóng chảy và đông đặc.
Câu 12: Khi nhiệt độ của một miếng đồng tăng thì:
A. Thể tích của mỗi nguyên tử đồng tăng.
B. Khoảng cách giữa các nguyên tử đồng tăng.
C. Số nguyên tử đồng tăng.
D. Cả A, B, C đều sai.
Câu 13: Tại sao săm xe đạp sau khi được bơm căng, mặc dù đã vặn van thật chặt, nhưng để lâu ngày vẫn bị xẹp?
A. Vì lúc bơm, không khí vào xăm còn nóng, sau đó không khí nguội dần, co lại, làm săm xe bị xẹp.
B. Vì săm xe làm bằng cao su là chất đàn hồi, nên sau khi giãn ra thì tự động co lại làm cho săm để lâu ngày bị xẹp.
C. Vì giữa các phân tử cao su dùng làm săm có khoảng cách nên các phân tử không khí có thể thoát ra ngoài làm săm xẹp dần.
D. Vì cao su dùng làm săm đẩy các phân tử không khí lại gần nhau nên săm bị xẹp.
Câu 14: Khi dùng pit – tông nén khí trong một xi – lanh thì
A. kích thước mỗi phân tử khí giảm
B. Khoảng cách giữa các phân tử khí giảm
C. Khối lượng mỗi phân tử giảm
D. Số phân tử khí giảm
Câu 15: Đối với không khí trong một lớp học thì khi nhiệt độ tăng thì
A. kích thước các phân tử không khí tăng
B. vận tốc các phân tử không khí tăng
C. khối lượng không khí trong phòng tăng
D. thể tích không khí trong phòng tăng.
Câu 16: Biết khối lượng riêng của hơi nước bao giờ cũng nhỏ hơn khối lượng riêng của nước. Hỏi câu nào sau đây so sánh các phân tử nước trong hơi nước và các phân tử nước là đúng?
A. Các phân tử trong hơi nước có cùng kích thước với các phân tử trong nước, nhưng khoảng cách giữa các phân tử trong hơi nước lớn hơn.
B. Các phân tử trong hơi nước có kích thước và khoảng cách lớn hơn các phân tử trong nước.
C. Các phân tử trong hơi nước có kích thước và khoảng cách bằng các phân tử trong nước.
D. Các phân tử trong hơi nước có cùng kích thước với các phân tử trong nước, nhưng khoảng cách giữa các phân tử trong nước nhỏ hơn.

Các bài viết liên quan

Viết một bình luận