Báo cáo thực tập
Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội
* ở Malaysia:
Malaysia đã áp dụng hệ thống tiêu chuẩn quốc tế ISO 9000 cho dịch vụ
công. Chính phủ Malaysia tin rằng tiêu chuẩn ISO 9000 sẽ góp phần đáng kể
vào việc cải tiến chất lượng và phát triển về văn hóa làm việc hoàn hảo trong
lĩnh vực hành chính công .
3.2.Những giải pháp chung
3.2.1.Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ, CBCC và nhân dân về
VHCS. là rất cần thiết, CBCC phải có tác phong tốt. Quán triệt sâu sắc chỉ đạo,
định hướng của công cuốc cải cách hành chính tới từng CBCC, dố là “xây dựng
một nền hành chính nhà nước dân chủ, trong sạch, vững mạnh, từng bước hiện
đại hóa” và thể hiện ý chí quyết tâm cao trong việc triển khai thực hiện. Điều
này thể hiện ở sự thống nhất từ tư tưởng đến hành động cụ thể, ở tính chất chỉ
đạo đồng bộ, sâu rộng, quyết liệt trong triển khai các biện pháp thúc đẩy cải
cách hành chính ở các công sở .
3.2.2. từng ngành địa phương từng cơ quan hành chính nhà nước quy định
hóa quy định của Chính phủ.
dựa trên các quy định của Chính phủ cụ thể hóa thành các quy định của
ngành, địa phương, cơ quan mình. Đồng thời cần có các chế tài xử lý vi phạm,
khen thưởng, khuyến khích, động viên đối với những gương thực hiện mẫu mực,
nhữn đề xuất, sáng kiến cải tiến phư ơng thức tổ chức hoạt động công sở .
3.2.3. Các cơ quan cần rà soát và xây dựng quy chế làm việc.
quy trình giải quyết công việc chuẩn mực, khoa học và thực hiện nghiêm
chỉnh, triệt để nội quy, quy chế được đề ra; xây dựng kênh thông tin công khai,
minh bạch, áp dụng các phong cách quản lý dân chủ, mỗ cơ quan tùy thuộc vào
đặc điểm, tính chất, nhiệm vụ mà đề ra những khẩu hiệu, triết lý hành động,
chuẩn mực văn hóa riêng, góp phần xây dựng nên truyền thống, tạo nên những
giá trị riêng, nét riêng của mỗi công sở chuẩn mực chung và văn hóa, truyền
thống dân tộc .
3.2.4. Các cơ sở đào tạo bồi dưỡng của CBCC ở trung ương và địa
phương
Đồng Thị Hiên
44
Lớp: ĐHLT. QTVP K14A
Báo cáo thực tập
Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội
Cần nghiên cứu đưa ra nội dung VHCS vào chương trình giảng dạy dưới
2 hình thức:
– Bổ sung thêm chuyên đề liên quan đến nhận thức chung về VHCS trong
các chương trình bồi dưỡng chung cho cán bộ, công chức;
– Tổ chức các khóa bồi dưỡng ngắn hạn về các kỹ năng thực hành VHCS
như: ký năng giao tiếp, nghi thức và ứng xử trong hành chính; kỹ năng xây dựng
văn bản mẫu; kỹ năng thiết kế quy trình làm việc khoa học; phong cách và kỹ
năng lãnh đạo, quản lý; kỹ năng tổ chức khoa học công việc và chính dựa vào
nhu cầu thực thi VHCS để cấp kinh phí thỏa đáng co các cơ quan hành chính
nhà nước .
3.3. Những giải pháp cụ thể
3.3.1. Nâng cao chất lượng công tác giáo dục đạo đức công chức
Gía trị cao nhất của đạo đức công vụ là trung thành với tổ quốc, tận tụy
phục vụ dân, mọi hoạt động của bộ máy nhà nước và đội ngũ CBCC đều nhằm
mục đích phục vụ nhân dân với thái độ tinh thần làm việc tận tụy, trung thực,
cần kiệm, liêm chính …
Cần có một hệ thống giải pháp đồng bộ vừa nâng cao giá trị đạo đức, sự
hướng thiện của con người, vừa có chơ chế tạo điều kiện cho các giá trị đạo đức
phát triển .
Từ truyền thống coi trọng đạo đức văn hóa dân tộc và quan điểm đức là
gốc của người cán bộ theo tư tưởng Hồ Chí Minh về thực hiện giáo dục đề cao
giá trị đạo đức, giáo dục đức công chức là nhiệm vụ hết sức nặng nề, khó khăn,
tỷ mỷ và phức tạp, vừa cấp bách vừa lâu dài, phải thực hiện theo nhiều biện
pháp. Kế thừa và đổi mới các giá trị đạo đức xã hội để xây dựng cho được thước
đo giá trị đạo đức mới phù hợp với điều kiện chuyển sang nền kinh tế thị trường
3.3.2. Đưa ra các giải pháp về giao tiếp ứng xử công vụ
CBCC cần ý thức về trách nhiệm thay đổi cách thực hoạt động để phục
vụ dân chứ không phải phục vụ cho họ hay cho nền công vụ. Thay đổi cách thức
hoạt động và giao tiếp không chỉ là trách nhiệm, không chỉ là một lựa chọn mà
là con đường duy nhất để nnề công vụ tồn tại và hoạt động hiệu quả .
Đồng Thị Hiên
45
Lớp: ĐHLT. QTVP K14A
Báo cáo thực tập
Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội
Cải thiện giao tiếp công vụ phải được đặt trong tổng thể hệ thống nỗ lực
để xây dựng VHCS, văn hóa quản lý tích cực, chú trọng đúng mức giao tiếp nội
bộ,
giao tiếp liên tổ và giao tiếp với công dân. Mở rộng bối cảnh giao tiếp;
tăng khả năng thích ứng của CBCC trong bối cảnh đa dạng hóa .
Giao tiếp một cách hiệu quả, theo tiêu chuẩn mà tổ chức và công dân
trông đợi khong chỉ là lựa chọn, để rồi tủy tâm, tùy thích thực hiện mà cần trở
thành một thứ ràng buộc mà mọi vi phạm đều bị xử lý trong khi sự tuân thủ hoặc
sáng kiến cải thiện cần được ghi nhận và khen thưởng,
3.3.3. Áp dụng hiệu quả ISO 9001:2000 trong cơ quan hành chính nhà
nước
Quản lý năng lực đảm bảo cạnh tranh lành mạnh giữa các tổ chức đào tạo,
từ vấn và đánh giá chứng nhận để đảm bảo chất lượng của quá trình áp dụng
ISO 9001: 2000 trong cơ quan hành chính nhà nước .
3.4. Tiểu kết
Những vấn đề nêu trên chính là những bài học kinh nghiệm từ các nước
trong khu vực và trên thế giới và đồng thời cũng là những kinh nghiệm rút ra từ
thực trạng tại nước ta, qua trình bày nêu trên đã làm rõ các biện pháp chung và
các biện pháp cụ thể cho việc xây dựng VHCS tại Việt Nam nói chung, tại Bộ
Tài chính nói riêng, việc xây dựng VHCS là một việc hết sức cần thiết và đấy
những thử thách đòi hỏi cần phải có sự kiên trì và cương quyết. Những giảp
pháp đõ sẽ không thể thành công nếu không có sự hợp tác của đội ngũ CBCC
bởi đó là nhân tố quan trọng của VHCS cũng như là nhân tố quan trọng của
mọi vấn đề, chính bởi vậy cần trú trọng xây dưng VHCS dựa trên yếu tố con
người đồng thời xây dựng VHCS luôn gắn liền với yếu tố văn hóa dân tộc, yếu
tố pháp luật để đạt được những giá trị Chân, thiện, mỹ và áp dụng những giá trị
đó vào công sở .
Đồng Thị Hiên
46
Lớp: ĐHLT. QTVP K14A
Báo cáo thực tập
Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội
KẾT LUẬN
Trước yêu cầu phát triển sâu hơn nền kinh tế thị trường theo định hướng
xã hội chủ nghĩa, yêu cầu hội nhập mạnh mẽ và toàn diện, công cuộc xây dựng
VHCS đang đứng trước những thách thức vô cùng to lớn. Để vượt qua những
thách thức này, xây dựng VHCS trong giai đoạn mới cần phải có những thay đổi
hết sức sâu sắc cả về phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước, của bản
thân hệ thống thể chế hành chính, của cơ cấu hệ thống tổ chức hành chính và đội
ngũ công chức hành chính… Đồng thời, Đảng và Nhà nước ta cũng lựa chọn nội
dung cần được tập trung đẩy mạnh thực hiện trong từng giai đoạn xây dựng cụ
thể, và xây dựng VHCS luôn là vấn đề được ưu tiên. Bởi, VHCS là một yếu tố
quan trọng.. VHCS còn thể hiện tính văn minh, tính nhân dân sâu sắc của quản
lý nhà nước, của cơ quan công quyền. Vì thực chất VHCS là sự thiết lập các
thao tác quản lý của nhà nước theo những trình tự, qui trình nhất định của cơ
quan hành chính nhà nước đáp ứng những loại dịch vụ hành chính khác nhau mà
người dân cần tới sự cung cấp một cách tốt nhất (dễ dàng, đơn giản và đem lại
sự hài lòng của người dân). Nói cách khác, VHCS chính là cách mà cơ quan
công quyền phục vụ người dân từ trách nhiệm nhân dân giao cho họ.
nhận phản ánh để giải quyết công việc tốt hơn và càng tăng cường sự tin
tưởng vào chính quyền. Trải qua các giai đoạn áp dụng, từ áp dụng thí điểm trên
phạm vi hẹp tại một số tỉnh, thành trên toàn quốc, thì nay mô hình này đã được
nhân rộng và đẩy mạnh triển khai trên khắp các tỉnh thành. Với những hiệu quả
thiết thực mang lại, thì việc thực hiện xây dựng VHCS tại các cơ quan hành
chính nhà nước vẫn còn bộc lộ một số tồn tại, hạn chế cần khắc phục, như: thói
quan liêu, cửa quyền,Với những phương pháp cải cách đã được Đảng và Nhà
nước đề ra, trong những giai đoạn tiếp theo, để việc xây dựng VHCS đạt hiệu
quả thiết thực, cần đảm bảo tăng cường tính hệ thống, thống nhất và tính pháp lý
là điều kiện quan trọng hàng đầu. Đồng thời VHCS phải xuất phát từ đặc điểm
của từng địa phương, có tranh thủ tham khảo kinh nghiệm của các địa phương
trong nước, cũng như các nước trong khu vực và trên thế giới. Mặt khác, các cấp
chính quyền phải có sự phối hợp nhịp nhàng hơn nữa, phải có sự kiểm tra thật
Đồng Thị Hiên
47
Lớp: ĐHLT. QTVP K14A
Báo cáo thực tập
Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội
chặt chẽ từng công đoạn gắn liền với trách nhiệm, quyền hạn của cán bộ, công
chức. Việc xây dựng VHCS, Với sự thay đổi căn bản vai trò của Nhà nước và
phương thức hoạt động của nền hành chính quốc gia. Có thể nói rằng, VHCS là
tiền đề và động lực thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội. xây dựng VHCS trong
thời gian qua mặc dù đã đạt được những thành công đáng ghi nhận.
Đồng Thị Hiên
48
Lớp: ĐHLT. QTVP K14A
Báo cáo thực tập
Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Bộ Nội vụ (2007), Quyết định số 03/2007/QĐ-BNV ngày 26/2 về việc
banhành Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong bộ
máychính quyền địa phương, Hà Nội.
2. Chính phủ (2004), Nghị quyết số 08/CP ngày 30/6 về tiếp tục đẩy mạnh
phân cấp quản lý nhà nước giữa Chính phủ và chính quyền tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương, Hà Nội.
3. Chính phủ (2004), Nghị định số 154/2004/NĐ-CP ngày 09/8/2004 về
nghi thức nhà nước trong tổ chức mít tinh, lễ kỷ niệm, trao tặng và đón nhận
danh hiệu vinh dự nhà nước, huân chương, huy chương, cờ thi đua của chính
phủ, Hà Nội
4. Chính phủ (2006), Quyết định số 213/2006/QĐ-TTg ngày 25/9/2006 về
việc ban hành quy chế quản lý công sở, Hà Nội
5. Chính phủ (2006), Quyết định số 114/QĐ- TTg ngày 25/5/2006 ban
hành quy chế chế độ hôi họp trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà
nước, Hà Nội.
6. Chính phủ (2006), Quyết định số 144/2006/QĐ- TTg ngày 20/6/2006
về việc áp d ụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO
9001:2000 vào hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước, Hà Nội.
7. Chính phủ (2007), Quyết định số 129/2007/QĐ- TTg ngày 02/8/2007
về việcban hành quy chế văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính nhà nước,
Hà Nội
8. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc
lần X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội .
9. Trần Hoàng- Trần Việt Hoa (2005), Văn hóa ứng xử ở nơi công sở,
Nxb Văn hóa- Thông tin, Hà Nội
10. Học viện Hành chính quốc gia (2005), Gíao trình Hành chính văn
phòng trong các cơ quan nhà nước, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
11. Đào Ái Thi (2012), Văn hóa công sở, Nxb Chính trị- Hành chính, Hà
Nội.
Đồng Thị Hiên
49
Lớp: ĐHLT. QTVP K14A
Báo cáo thực tập
Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội
12. Lưu Kiếm Thanh (2001), Nghi thức nhà nước, Nxb Thanh niên, Hà
Nội .
13 các trang web :
– vietnamlib.n
– nlv.gov.v
– vnu.edu.vn
Đồng Thị Hiên
50
Lớp: ĐHLT. QTVP K14A
Source: https://sangtaotrongtamtay.vn
Category: Công nghệ