Root máy Android: lợi gì và hại gì? | Tinh tế

Dễ bị malware xâm nhập và có thể bị mất tiền, mất thông tin (nguy cơ cao)

Nguy cơ này là có thật và đã được cảnh báo bởi rất nhiều công ty, chuyên gia bảo mật trên toàn thế giới. Do tính chất dễ cài app bên ngoài của Android nên các malware có thể giả dạng thì nhiều loại ứng dụng khác nhau để đột nhập vào máy của bạn là đủ trò, từ lén nhắn tin, gọi điện để trừ tiền tài khoản cho đến ăn cắp thông tin cá nhân hay nguy hiểm hơn là kích hoạt microphone, camera từ xa. Nhẹ hơn, điện thoại của bạn có thể bị biến thành một phần trong mạng lưới botnet bị lợi dụng để tấn công các website,, dịch vụ online. Tất nhiên là tất cả sẽ diễn ra mà bạn không hề hay biết.

Root_hay_khong_root_1.jpg

Thực ra vẫn có những malware ẩn trong ứng dụng được phát hành trên Play Store, tức là phát hành một cách chính quy, tuy nhiên số này ít hơn so với những malware bị phân tán bên ngoài. Ngoài ra, malware sẽ trở nên nguy hiểm hơn khi máy đã root vì nó có thể lấy được quyền cao nhất của hệ điều hành và có trời mới biết được nó làm chuyện xấu xa gì.

Mất bảo hành (nguy cơ vừa)

Hồi trước anh em thường hay nghe nói rằng máy đã root thì sẽ mất bảo hành, và điều này vẫn đúng tới ngày nay. Tất cả các hãng sản xuất điện thoại đều thông báo rằng họ sẽ không bảo hành các máy đã root vì lý do có thể gặp lỗi không phải do họ gây ra. Tuy nhiên, thực tế của mình và nhiều anh em khác đi bảo hành điện thoại Android cho thấy nhiều công ty vẫn chấp nhận sửa máy cho bạn ngay cả khi đã root mà không gây khó dễ gì, thậm chí họ còn không kiểm tra.

Nói như vậy không có nghĩa là mình đảm bảo anh em sẽ bảo hành thành công 100% khi máy đã root vì chính sách của các hãng rất rõ ràng. Cái này phụ thuộc hên xui và cách ăn ở nữa

😁

Bạn đang đọc: Root máy Android: lợi gì và hại gì? | Tinh tế">Root máy Android: lợi gì và hại gì? | Tinh tế

Không thể cập nhật được phần mềm từ nhà sản xuất

Những chiếc điện thoại đã root sẽ không thể update phần mềm theo dạng Over The Air nữa vì cơ chế kiểm tra tính toàn vẹn của hệ điều hành không cho phép. Điều này cũng có nghĩa là bạn sẽ không thể cập nhật phần mềm hay thậm chí là không thể update lên bản Android mới, trừ khi bạn flash thủ công hoặc dùng các công cụ đặc biệt. Mình buồn nhất ở root là vụ này chứ không phải vì các lý do trên.

Vậy tóm lại có nên root hay không?Những chiếc điện thoại thông minh đã root sẽ không hề update ứng dụng theo dạng Over The Air nữa vì chính sách kiểm tra tính toàn vẹn của hệ quản lý và điều hành không được cho phép. Điều này cũng có nghĩa là bạn sẽ không hề update ứng dụng hay thậm chí còn là không hề update lên bản Android mới, trừ khi bạn flash thủ công bằng tay hoặc dùng các công cụ đặc biệt quan trọng. Mình buồn nhất ở root là vụ này chứ không phải vì các nguyên do trên .

Nên root khi: thích vọc, thích nghịch, thường cài thêm các app để đổi giao diện
Không nên root khi: sợ mất bảo hành, sợ bị đánh cắp thông tin, không biết cập nhật máy thủ công về sau

Các bài viết liên quan

Viết một bình luận