Kinh nghiệm nuôi cá chọi, cá đá (xiêm, lia thia, betta)

Hôm nay mình mạn phép viết bài này nhằm mục đích tổng hợp lại 1 số ít kinh nghiệm tay nghề nuôi cá đá truyền miệng từ thời xưa, mà mình tích lũy được từ hồi còn bé. Mình thấy những bậc tiền bối cũng đã ốn rất nhiều tâm sức điều tra và nghiên cứu, đúc rút kinh nghiệm tay nghề rất đáng quý từ khâu chọn giống cho đến nuôi dưỡng giảng dạy .

1. Chọn giống

– Các vị tiền bối chơi cá đá (cũng như gà) có quan điểm chọn giống cơ bản là xem trọng phẩm chất về thể chất của con cá cha và phẩm chất chiến đấu ngoan cường của cá mẹ, nên thường lựa chọn cá mái rất kỹ, em nào càng hung dữ lì lợm càng tốt “nhan sắc” không thành vấn đề. Nên lưu ý ngày xưa người ta không thích lai cận huyết tí nào, bởi đơn giản cá đá thì không cần phải đẹp mà cần sức khỏe tốt, nên việc lai cân huyết có thể làm giảm phẩm chất cá.
– Cá đá thường có 3 kiểu cắn cơ bản:
– Cắn vây
– Cắn thân
– Cắn đầu: đây là kiểu cắn được ưa chuộng nhất, vì khu vực đầu tòan chổ hiểm, có những con có đòn cắn vào vây bơi rất lợi hại, giống như chặt “tay” đối thủ vậy, rồi khu vực bụng cá là mềm nhất, rất dễ bị tổn thương. Bởi vậy anh nào có được phẩm chất này rất được ưu ái chọn làm giống.

2. Giai đọan nuôi theo bầy

Việc nuôi dưỡng cá con từ nhỏ cho đến lúc “dậy thì” cũng không có gì quá đặc biệt ngòai những yếu tố sau đây:
– Thức ăn cho cá: truyền thống vẫn là bo bo, lăng quăng, trùn chỉ. Tất cả phải được vệ sinh thật kỹ.
– Tần suất cho ăn: một ngày 2 lần sáng và chiều, tránh cho cá ăn quá no.
– Không được làm cá kinh động hay hỏang sợ thường xuyên, tốt nhất nên tập cho cá con quen với bóng người.
– Nuớc nuôi cá ngày xưa chủ yếu là nước máy và nước mưa, nên phơi nước 02 ngày trước khi sử dụng.

3. Giai đọan tách bầy

– Cá đá quan trọng nhất là bộ răng sắc bén, vì thế khi cá con có dấu hiệu đánh nhau quyết liệt thì ta nên tách những cá thể ưu tú nuôi riêng, chính thức trở thành những chiến binh dự bị.
– Chắc ai trong chúng ta cũng từng nghe đến câu “lên keo xuống hủ”. Đó là những người chơi muốn huấn luyện thể chất cho cá của mình, thực tế trong hũ khá rộng rãi, nội thất tiện nghi với cây cảnh đủ lọai, giúp mấy em chiến binh có cảm giác được làm vua một cõi, rồi cứ vài ngày chàng ta được cho lên keo để thấy rằng “đời không như là mơ”, rằng có mấy thằng đáng chết dám ngang nhiên nhìn đểu. Theo mình thì ngày nay chỉ cần một chậu kính (20x20cm), có rong, có lá bàng khô và một tí nước muối là đã đủ tiêu chuẩn “5 sao” cho em rồi.
– Chế độ ăn uống vẫn vậy sáng chiều 2 bữa và không ăn quá no.

Bạn đang đọc: Kinh nghiệm nuôi cá chọi, cá đá (xiêm, lia thia, betta)">Kinh nghiệm nuôi cá chọi, cá đá (xiêm, lia thia, betta)

4. Huấn luyện

– Điều cốt yếu là làm sao khơi dậy bản năng “sát thủ” của con cá, bằng cách kích thích lòng “hận thù” vu vơ của nó hàng ngày.
– Một con cá đá thực thụ thì ra trường đấu không quá 2 lần trong đời, đến lần thứ 3 chắc nó chỉ còn biết cạp thôi.
– Cho cá đá bóng trên keo thường xuyên thì phải đặc biệt cẩn trọng, vì không khéo sẽ làm hư bộ răng của cá -> công toi. Phương pháp của tôi là cho cá trống làm quân xanh vào bọc ni lông, sau đó cho chúng nó đá bóng thỏai mái, thỉnh thỏang cho luôn một con mái vào, như thế sẽ kích thích tính hiếu chiến của nó.
– Vấn đề luyện thể lực cho cá: thường thì theo phương pháp bơi ngược dòng, và cho rượt cá mái trong chậu lớn.
– Ngày xưa khi đá cá người ta thường thả hai còn vào một cái chậu được ngăn đôi bằng một tấm kính, sau khi 2 con cá đã sung thì rút tấm kính ra cho đá.
Đấy là những kinh nghiệm truyền miệng, hy vọng sẽ giúp cho bạn luyện được chú cá cưng của mình được như ý.

Các bài viết liên quan

Viết một bình luận