Về miền Trung nhớ gỏi mít non

Về miền Trung nhớ gỏi mít non

Món gỏi mít truyền thống thì nguyên liệu chỉ có mít non, lạc và các loại rau thơm. Ngày nay, nhiều nơi còn thêm rất nhiều nguyên liệu khác như tôm thịt, mực, đậu khuôn… làm cho món gỏi mít thêm đa dạng, phong phú và ngon miệng hơn.

Cách làm gỏi mít tuy rất đơn giản, dễ chế biến nhưng phải chú ý trong từng công đoạn xử lý nguyên liệu. Đầu tiên phải chọn những trái mít có gai mịn đều. Trái mít này không già, vì nếu già thì hạt mít sẽ cứng, cũng không quá non sẽ mất bớt độ béo bùi.
 



Gỏi mít non thường chấm với nước mắm ớt thật cay.


Phải chú ý trong cách xử lý nguyên liệu để tránh thớ mít bị dính mủ (nhựa) hoặc bị biến màu.


Một số phụ liệu để chế biến món gỏi mít non.


Đĩa gỏi mít non được đầu bếp trưng bày theo mô hình vịnh Hạ Long rất đẹp mắt.

Từ trái mít non, người dân quê xứ Quảng ở miền Trung đã chế biến thành nhiều món ăn dân dã, trong đó có món “gỏi mít non”.Gỏi mít non thường chấm với nước mắm ớt thật cay.Phải chú ý trong cách xử lý nguyên liệu để tránh thớ mít bị dính mủ (nhựa) hoặc bị biến màu.Một số phụ liệu để chế biến món gỏi mít non.Đĩa gỏi mít non được đầu bếp trưng bày theo mô hình vịnh Hạ Long rất đẹp mắt.

Trước tiên, nhúng cả trái mít vào thau nước lạnh có pha ít muối, dùng dao gọt vỏ luôn ở trong nước, sẽ giúp giữ trắng mít và không bị mủ (nhựa) bám vào. Gọt vỏ xong, xẻ dọc thành từng miếng mít, cắt bỏ cùi rồi rửa lại, sau đó đem luộc chín, vớt ra để ráo nước rồi cắt thành sợi theo thớ mít.

Nếu làm gỏi mít nhân tôm với thịt heo thì nên chọn tôm loại to đều bằng ngón tay và chắc thịt. Còn thịt heo phải là thịt ba chỉ có nạc có mỡ mới làm cho món gỏi khi ăn không bị khô.

Tôm tươi lột bỏ vỏ, rửa sạch, ướp gia vị vừa thấm rồi cho dầu vào xào tôm chín. Thịt ba chỉ luộc chín và thái sợi vừa ăn rồi cho dầu vào chảo phi thơm hành tỏi rồi để nguội.

Công đoạn quan trọng nhất là cho mít non, tôm, thịt, nước mắm, đường, chanh vào chảo trộn đều với rau răm, rau thơm, ớt và nêm nếm gia vị cho vừa ăn. Sau đó trộn thêm một thìa cà phê tiêu, rắc vào một ít lạc rang giã dập. Gỏi mít phải dùng bánh tráng nướng xúc ăn mới ngon.

Mít non ngấm gia vị vừa dai vừa thơm, vị ngọt béo của tôm thịt thêm vị bùi bùi của lạc, cay cay của ớt, quyện với mùi thơm các loại rau cùng miếng bánh tráng giòn rụm thật thơm ngon.

Những người con miền Trung xa xứ đã lâu, mỗi khi có dịp về thăm quê nhà luôn muốn được người thân, họ hàng làm cho thật nhiều những món dân dã, trong đó không thể thiếu được món “gỏi mít non”./.

Bạn đang đọc: Về miền Trung nhớ gỏi mít non">Về miền Trung nhớ gỏi mít non

Bài: Sơn Nghĩa – Ảnh: Nguyễn Luân

Các bài viết liên quan

Viết một bình luận