SÂM ĐƯƠNG QUY LÀ GÌ – HƯỚNG DẪN CÁCH SỬ DỤNG SÂM ĐƯƠNG QUY – Bình Ngâm Rượu, Đồ Ngâm Rượu & Thực Phẩm Dinh Dưỡng | DGPN

[DGPN] Thông tin về Sâm Đương Quy, Sâm Đương Quy là gì, tác dụng của Sâm Đương Quy, cách ngâm rượu Sâm Đương Quy, cách chọn bình ngâm rượu Sâm Đương Quy…

SÂM ĐƯƠNG QUY LÀ GÌ

Giới Thiệu Về Cây Sâm Đương Quy

  • Cây Đương Quy hay còn gọi là Sâm Đương Quy, vân quy, tần quy có tên khoa học là Angelica sinensis.
  • Đương quy có nguồn gốc từ Trung Quốc, từ lâu đã được sử dụng nhiều trong đông y.
  • Đây là một trong những loại thảo dược nổi tiếng nhất trong y học cổ truyền Trung Quốc được sử dụng trong điều trị bệnh phụ nữ trong hàng ngàn năm.
  • Danh tiếng của nó có lẽ chỉ đứng sau nhân sâm (Panax ginseng) và nó được đặc biệt chú ý vì tác dụng thuốc bổ máu đối với phụ nữ.
  • Rễ có mùi thơm cay nồng rất đặc biệt và nó thường được sử dụng trong nấu ăn.

Đặc Điểm Nhận Dạng

  • Đương Quy thuộc họ cây thân thảo sống nhiều năm, cao khoảng 40-80cm.
  • Thân cây hình trụ, lá mọc so le, có cuống dài 3-12cm.
  • Hoa mọc thành cụm hoa tán kép gồm 12-36 tán nhỏ không đều, hoa nhỏ có màu trắng xanh.
  • Rễ của cây đương quy rất phát triển.
  • Quả dẹp có rìa màu tím. Củ được sử dụng nhiều trong đông y làm thuốc chữa bệnh.

Phân Bố

Bạn đang đọc: SÂM ĐƯƠNG QUY LÀ GÌ - HƯỚNG DẪN CÁCH SỬ DỤNG SÂM ĐƯƠNG QUY - Bình Ngâm Rượu, Đồ Ngâm Rượu & Thực Phẩm Dinh Dưỡng | DGPN">SÂM ĐƯƠNG QUY LÀ GÌ – HƯỚNG DẪN CÁCH SỬ DỤNG SÂM ĐƯƠNG QUY – Bình Ngâm Rượu, Đồ Ngâm Rượu & Thực Phẩm Dinh Dưỡng | DGPN

  • Đương quy là vị thuốc có nguồn gốc từ Trung Quốc. Đây là loại cây thân thảo lớn, sống nhiều năm, cao 40 – 80cm, thường phát triển ở các vùng núi có độ cao từ 2.000 – 3.000m với khí hậu ẩm mát.
  • Ở Việt Nam, cây đương quy được trồng từ những năm 1960. Hiện nay, vị thuốc này được trồng nhiều ở các tỉnh vùng Tây Bắc như Lào Cai, Hòa Bình, Lai Châu và ở Tây Nguyên như Đà Lạt, Lâm Đồng…

Thu Hoạch Và Chế Biến Sâm Đương Quy

  • Vào tháng 10 âm lịch hàng năm là thời điểm thu hoạch đương quy. Đào lấy thân và rễ sử dụng. Thường phải phân loại rễ rồi được chế biến và dùng dưới dạng tươi hoặc sấy khô để bảo quản.
  • Cây đương quy tươi thu hoạch về sẽ được cắt bỏ phần lá, giữ lại phần rễ, phơi khô hoặc sao khô để sử dụng. Cũng có thể để nguyên cành lá để ngâm nguyên cả củ và thân, lá cây cũng rất tốt. Thường có ba cách chế biến đương quy và chia đương quy ra thành ba loại như sau:
  • Quy đầu: là lấy một phần phía đầu, đường kính quy đầu 1,0 – 3,5 cm có tác dụng bổ huyết song lại thiên về tác dụng chỉ huyết
  • Quy thân: là bỏ đầu và đuôi, đường kính quy thân và quy vĩ 0,3 – 1,0 cm
  • Quy vĩ: lấy phần rễ nhánh ngoài, có tác dụng bổ huyết, lại thiên về tác dụng hoạt huyết
  • Tùy bài thuốc mà sử dụng từng loại hoặc sử dụng đương quy nguyên củ sấy khô dùng đều được

Tác Dụng Của Sâm Đương Quy

  • Đương quy có vị ngọt, cay, hơi đắng, tính ấm, qui vào 3 kinh Can, tâm và tỳ.
  • Công năng chữa bệnh: Bổ huyết, Nhuận tràng,chữa Kinh nguyệt không đều, Tê nhức xương khớp
  • Đây là thuốc đầu vị trong cách chữa bệnh của phụ nữ, đồng thời dùng nhiều trong các đơn thuốc bổ và thuốc chữa các bệnh khác.
  • Chủ yếu dùng chữa bệnh kinh nguyệt không điều, đau bụng khi hành kinh, người thiếu máu, tay chân đau nhức và lạnh.

Liều Lượng Dùng Sâm Đương Quy

Sâm Đương Quy được dùng dưới dạng sắc uống, tán bột hoặc ngâm rượu. Liều lượng từ 5-15g. Liều dùng của Sâm Đương Quy có thể khác nhau đối với từng đối tượng và dựa trên tuổi, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác.

CÔNG DỤNG CỦA SÂM ĐƯƠNG QUY ĐỐI VỚI SỨC KHỎE

Đương quy là một vị thuốc quý trong đông y có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Nhưng tác dụng chủ yếu của đương quy vẫn là bổ huyết, ích khí, bồi bổ cơ thể, chống suy nhược…

  • Giúp điều trị thiếu máu dẫn tới hoa mắt, chóng mặt, da dẻ xanh xao, người gầy yếu
  • Giúp điều trị trường hợp khí và huyết đều kém, người mệt mỏi, gầy còm, xanh xao.
  • Giúp điều trị chứng bế kinh, đau bụng kinh ở phụ nữ khá hiệu quả.
  • Giúp điều trị tiêu hóa kém do tỳ hư dẫn tới khí huyết đều kém, khiến cho cơ thể bị gầy yếu, kém ăn, kém ngủ.
  • Giúp điều trị bệnh động mạch vành, bệnh viêm gan mạn tính, bệnh viêm tiền liệt tuyến, bệnh bại liệt tứ chi và đau cột sống…

Đối tượng nên sử dụng đương quy :

  • Người bị huyết áp thấp
  • Người bị thiếu máu, da xanh, tái
  • Trường hợp khí và huyết đều kém, người mệt mỏi, vô lực, da xanh xao
  • Người gầy yếu, kém ăn, kém ngủ, nhưng đi bệnh viện khám không ra bệnh
  • Hỗ trợ điều trị tiêu hóa kém do tỳ hư dẫn đến khí huyết hư hàn, chân tay lạnh
  • Phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt, đau bụng kinh
  • Rất tốt cho Phụ nữ sau khi sinh
  • Người bị táo bón
  • Người phong tê thấp, đau nhức xương khớp
  • không được sử dụng cho phụ nữ mang thai.

Cách Dùng Sâm Đương Quy

Dưới đây DaiGiaPhoNui sẽ hướng dẫn cách chế biến và sử dụng Sâm Đương Quy trong các bài thuốc. Hãy cùng tham khảo áp dụng để mang lại hiệu quả tốt nhất.

Các món ăn từ Sâm Đương Quy

Món tim lợn hầm cây đương quy

Canh tim lợn hầm đương quy có tác dụng giải nhiệt trong những ngày hè oi bức. Đồng thời còn cấp nước cho cơ thể, khiến cơ thể không bị uể oải mệt mỏi trong những ngày hè.

Nguyên liệu:

  • 1 quả tim lợn
  • 100g đương quy tươi
  • 20g đẳng sâm
  • 1 củ gừng
  • Hành tím băm nhuyễn
  • Rượu trắng
  • Gia vị nước mắm, muối, mì chính

Cách làm:

  • Tim lợn khứa xung quanh và tách đôi, tráng qua nước sôi sau đó dùng rượu nếp tráng qua.
  • Đương quy và đẳng sâm rửa sạch nhồi vào tim lợn. Dùng tăm để cố định phần đương quy và đẳng sâm bên trong.
  • Rắc gừng, hành, tỏi, chút rượu trắng chưng cách thủy. Khi gần được nêm gia vị đun thêm 15 phút thì vớt ra ăn.

Món gà ác hấp cách thủy với cây đường quy để bồi bổ cơ thể

Nguyên liệu:

  • Một con gà ác nặng 200g
  • 30g đương qui
  • 15g kỷ tử
  • 30g hoàng kỳ
  • 5 quả táo đỏ.

Cách nấu:

  • Gà ác rửa sạch, mổ bụng bỏ nội tạng, rửa lại cho sạch.
  • Rửa sạch 4 nguyên liệu kia rồi nhét vào bụng gà cùng gia vị vừa ăn.
  • Hấp cách thủy tới khi chín mềm. Khi ăn bỏ bã thuốc, chỉ ăn gà với nước canh.
  • Mỗi tuần ăn 1 lần, ăn 3 tháng sẽ giúp bồi bổ cơ thể và gia tăng sức khỏe.

Đuôi lợn hầm Đương quy

Nguyên liệu:

  • 500g đuôi lợn
  • 200g đương quy
  • Hạt tiêu, muối, gừng, gia vị đủ dùng

Cách làm:

  • Đuôi lợn rửa sạch, cắt khúc
  • Đương quy rửa sạch gọt vỏ, thái sợi
  • Luộc đuôi lợn với 1 lít nước đến khi vừa chín thì cho đương quy vào hầm đến chín nhừ.
  • Cuối cùng thêm gia vị vừa ăn, rắc gừng và tiêu vào rồi tắt bếp là xong.

Cá chép hầm đương quy

Món ăn này được du nhập từ Hàn Quốc và được ưa thích nổi tiếng tại Hàn Quốc

Nguyên liệu:

  • Cá chép 1 kg
  • 200g đương quy
  • Xì dầu, muối, tiêu

Cách làm:

  • Cá sau khi sơ chế, rửa sạch để nguyên cả con
  • Nhồi đương quy vào bụng cá
  • Trộn xì dầu, tiêu, muối quét lên toàn bộ con cá và bụng cá
  • Cho vào nồi hấp cho chín là được

Các bài thuốc từ Sâm Đương Quy

Thiếu máu dẫn đến hoa mắt, chóng mặt, da dẻ xanh xao, người gầy yếu :

  • Đương quy khô, bạch thược, xuyên khung, thục địa mỗi vị 12g. Sắc uống ngày 1thang sắc 3 bát để lại 1 bát, uống liền 3 – 4 tuần lễ đến khi các triệu chứng thuyên giảm.

Trường hợp khí và huyết đều kém, người mệt mỏi, vô lực, da xanh xao, gầy còm :

  • Đương quy 12g, hoàng kỳ 40g. Sắc uống ngày 1 thang, uống liền 3 – 4 tuần lễ
  • Đương quy, nhân sâm (đảng sâm), bạch linh, bạch truật, bạch thược, thục địa mỗi vị 12g; xuyên khung 8g, cam thảo 6g. Sắc uống ngày 1 thang, uống liền 3 – 4 tuần lễ; hoặc dùng dưới dạng viên hoàn, uống dài ngày.

Trị tiêu hóa kém do tỳ hư dẫn đến khí huyết đều kém, cơ thể gầy yếu, kém ăn, kém ngủ:

  • Đương quy, viễn chí, cam thảo mỗi vị 4g; bạch truật, hoàng kỳ, bạch linh, hắc táo nhân mỗi vị 12g; đảng sâm, mộc hương mỗi vị 6g. Sắc uống ngày 1 thang

Trị chứng bế kinh, đau bụng kinh:

  • Đương quy, sinh địa, ngưu tất, hồng hoa, xuyên khung mỗi vị 6g; chỉ xác 8g; sài hồ, cam thảo mỗi vị 4g. Sắc uống ngày 1 thang.

Trị các chứng xuất huyết:

  • Đương quy, bồ hoàng, đại hoàng, hòe hoa, a giao mỗi vị 30g. Tất cả các vị thuốc đều tán sao, thêm mật ong làm hoàn, ngày 2 lần, mỗi lần 10g.

Trị vấp ngã gây đau:

  • Đương quy 12g, tục đoạn 10g, ngưu tất 10g, đỗ trọng 12g, địa hoàng 10g, vảy sừng hươu 2g, quế bột một thìa cà phê, nước vừa đủ, sắc uống nóng.

Bài Tứ vật thang:

  • Dùng cho phụ nữ, chữa thiếu máu, kinh nguyệt không đều, cơ thể suy nhược, đau ở rốn, khi đẻ xong, huyết hôi ra rỉ rả không ngừng, dùng: đương quy 12g, bạch thược 8g, thục địa 12g, xuyên khung 6g, nước 600ml, sắc còn 200ml, chia 2 lần uống trong ngày.

Trị viêm tiền liệt tuyến:

  • Hạt quýt 15g, hạt vải 15g, đương quy 15g, thịt dê 50g. Nấu lên, ăn thịt, uống nước. Tuần ăn 2 lần hoặc lá hành 25g, đương quy 8g, trạch lan 5g. Sắc nước uống thay chè hằng ngày.

Dưỡng huyết, tán hàn. Trị sinh xong, bụng bị đau do doanh huyết không đủ, sán khí do hàn.

  • Dương nhục 64g, Đương quy 12g, Sinh khương 20g. Sắc uống (ăn luôn cả bã) lúc còn âm ấm.

Lưu ý: những cách chữa bệnh trên đều được sách vở ghi chép lại để các bạn tham khảo. Muốn phát huy tốt nhất những công dụng trên các bạn hãy tham khảo qua ý kiến của các nhà có chuyên môn hoặc gặp trực tiếp bác sĩ để được tư vấn, xin cảm ơn.

CÁCH NGÂM RƯỢU SÂM ĐƯƠNG QUY

Có nhiều cách để sử dụng Sâm Đương Quy nhưng ngâm rượu được xem là tối ưu nhất để phát huy hết tác dụng. Đây là cách mà nhân gian áp dụng từ xưa tới nay. Ở bài viết này DaiGiaPhoNui sẽ hướng dẫn chi tiết các bạn cách ngâm rượu Sâm Đương Quy chi tiết và hiệu quả nhất.

Hướng Dẫn Cách Ngâm Rượu Sâm Đương Quy Tươi

  • Chọn những củ sâm đương quy có đặc điểm như trên, rửa qua nước nhiều lần đến khi nào củ sâm đương quy không còn bẩn thì thôi sau đó để ráo nước.
  • Sau khi sâm đương quy đã ráo nước, đưa sâm ra phơi tại nơi có ánh nắng dịu trong thời gian ngắn, mục đích của quá trình này giúp sâm sẽ thơm hơn, khi ngâm rượu sẽ không có mùi hăng của đất.
  • Bỏ sâm đương quy vào bình theo tỉ lệ 0,5kg sâm/4 lít rượu sau đó đậy nắp bình lại thật chặt. Để có được một bình rượu ngon, tốt nhất các bạn nên ngâm trong thời gian ít nhất là 06 tháng mới đem ra sử dụng.

Cách Ngâm Rượu Sâm Đương Quy Khô

  • Chọn những củ sâm đương quy có đặc điểm như trên, rửa qua nước nhiều lần đến khi nào củ sâm đương quy không còn bẩn thì thôi sau đó để ráo nước.
  • Sau khi sâm đương quy đã ráo nước, đưa sâm ra phơi nắng cho thật khô. Ưu điểm khi ngâm củ sâm khô là rượu sẽ thơm ngon và thời gian sẽ dụng nhanh hơn.
  • Bỏ sâm đương quy vào bình theo tỉ lệ 0,5kg sâm khô/12 lít rượu sau đó đậy nắp bình lại thật chặt. Để có được một bình rượu ngon, tốt nhất các bạn nên ngâm trong thời gian ít nhất là 03 tháng mới đem ra sử dụng.

Tác Dụng Của Rượu Sâm Đương Quy

Theo như nhận định của các thầy thuốc đông y, thì việc uống rượu ngâm từ sâm đương quy có tác dụng cực kì tốt cho sức khỏe như:

  • Hỗ trợ điều trị rối loạn kinh nguyệt, kinh nguyệt ít, bế kinh, đau bụng kinh.
  • Trị chứng chảy máu ở tử cung.
  • Trị đau bụng sau khi sinh.
  • Hỗ trợ điều trị phong thấp, đau xương khớp.
  • Trị táo bón.
  • Trị thiếu máu, suy nhược cơ thể.
  • Hỗ trợ điều trị tiêu hóa kém do tỳ hư dẫn đến khí huyết đều kém

Lưu Ý Khi Sử Dụng Rượu Sâm Đương Quy

Rượu Sâm Đương Quy rất tốt. Nhưng nếu không sử dụng đúng cách thì sẽ dẫn đến lợi bất cập hại. Rượu Sâm Đương Quy cũng giống như nhiều loại rượu thuốc khác, chúng cũng có tác dụng phụ. Do đó cân nhắc với những đối tượng không được dùng rượu Sâm Đương Quy dưới đây:

  • Những người quá hư yếu, cơ thể yếu, cũng không nên dùng.
  • Bệnh nhân ung thư đang trong giai đoạn xạ trị.
  • Người mắc các bệnh về gan và thận, như viêm gan, xơ gan,…
  • Bệnh nhân cao huyết áp.
  • Người bi bệnh về hệ tiêu hóa.
  • Bị dị ứng với rượu và dược liệu.
  • Trường hơp kiêng rượu theo chỉ định của bác sĩ.
  • Đối với rượu Sâm Đương Quy ngâm, không uống quá 50ml 1 ngày, không dùng liên tục trong nhiều ngày.

ĐỊA CHỈ BÁN SÂM ĐƯƠNG QUY UY TÍN

Hiện tại DaiGiaPhoNui là nơi cung cấp và phân phối Sâm Đương Quy chất lượng tốt và uy tín với số lượng lớn trên toàn quốc. Với kinh nghiệm lâu năm về tìm hiểu về Sâm Đương Quy và các loại cây thuốc khác. Chúng tôi cam kết sẽ mang đến cho bạn sản phẩm có giá trị tốt nhất trên thị trường hiện nay. Bạn có thể xem chi tiết sản phẩm TẠI ĐÂY hoặc có thể liên hệ Tại Đây để được tư vấn trực tiếp.

Bên trên là một số thông tin về Sâm Đương Quy, hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu Sâm Đương Quy là gì, công dụng của Sâm Đương Quy, cách ngâm rượu Sâm Đương Quy và cách chọn bình ngâm rượu Sâm Đương Quy đẹp – giá rẻ.

5

/

5
(
1
bầu chọn
)

Các bài viết liên quan

Viết một bình luận