Cá heo “chế biến” thức ăn như đầu bếp

Các nhà khoa học cho biết, cá heo là các đầu bếp thực thụ của đại dương. Chúng thường thực hiện một quá trình chuẩn bị thức ăn cầu kỳ, ví dụ như gột sạch mực và xương của các con mực để tạo nên một món lót dạ mềm, ngon.

Cá heo xám (bottlenose dolphin) ở vùng biển Ấn Độ – Thái Bình Dương. Ảnh: Telegraph.

Tom Tregenza – đồng tác giả nghiên cứu về cá heo thuộc Đại học Exeter (Anh) – cho biết, ông cùng các cộng sự đã ghi lại được hành vi trên của “đầu bếp” cá heo trong khoảng thời gian từ năm 2003 – 2007 và đây dường như không phải là hiện tượng hiếm hoi. “Ngoài những quan sát của chúng tôi, các thợ lặn trong khu vực cũng nhìn thấy các con cá heo chế biến cá mực theo cách tương tự”, báo cáo của nhóm nghiên cứu nhấn mạnh.

Nhóm nghiên cứu miêu tả, họ đã nhiều lần thấy một con cá heo cái nhiều lần vây bắt mực trong các đám tảo biển và xua chúng ra chỗ cát thoáng hơn dưới đáy biển.

Ảnh minh họa quá trình chế biến mực trước khi ăn của cá heo xám. Ảnh: Seaway Blog.

Tiếp đến, con cá heo dựng đứng thân mình và dùng mũi đập vào con mực để vắt sạch chất nước đen độc hại trong vòi mực (thứ vũ khí mà các con mực thường phun vào nước để tự vệ khi bị tấn công). Con mồi sau đó bị lôi trở lại đáy biển, nơi “đầu bếp” cá heo cọ nó vào cát để tước bỏ xương mực, khiến con mồi trở nên mềm hơn để ăn.

“Đó là dấu hiệu cho thấy bộ não của cá heo phát triển tới mức nào. Đây là một cách tương đối thông minh để có món mực ống nguyên chất mà không bị lẫn ‘sạn'”, Mark Norman – người phụ trách các động vật thân mềm tại Bảo tàng Victoria, nói.

Một nghiên cứu riêng rẽ năm 2005 từng cung cấp bằng chứng đầu tiên về việc, cá heo có khả năng học hỏi theo nhóm và sử dụng công cụ. Các nhà nghiên cứu thậm chí đã chứng kiến một con cá heo mẹ dạy các con gái đập vỡ các loại bọt biển và đeo chúng lên người để bảo vệ thân mình khi chà xát dưới đáy biển ở tây Australia.

  • Thanh Bình 

Báo Telegraph đưa tin, các nhà khoa học đã quan sát được một con cái thuộc loài cá heo xám (bottlenose dolphin) hoang dã ở vùng biển Ấn Độ – Thái Bình Dương thực hiện hàng loạt các bước phức tạp để chế biến mực trước khi ăn tại Vịnh Spencer, Nam Australia.Tom Tregenza – đồng tác giả nghiên cứu về cá heo thuộc Đại học Exeter (Anh) – cho biết, ông cùng các cộng sự đã ghi lại được hành vi trên của “đầu bếp” cá heo trong khoảng thời gian từ năm 2003 – 2007 và đây dường như không phải là hiện tượng hiếm hoi. “Ngoài những quan sát của chúng tôi, các thợ lặn trong khu vực cũng nhìn thấy các con cá heo chế biến cá mực theo cách tương tự”, báo cáo của nhóm nghiên cứu nhấn mạnh.Nhóm nghiên cứu miêu tả, họ đã nhiều lần thấy một con cá heo cái nhiều lần vây bắt mực trong các đám tảo biển và xua chúng ra chỗ cát thoáng hơn dưới đáy biển.Con cá heo sau đó dùng mõm kẹp chặt con mực trong khi giữ tư thế đứng chổng ngược đầu, rồi giết con mồi ngay tức khắc bằng một lực đẩy xuống nhanh chóng và tạo ra một tiếng kêu to mà các thợ lặn đánh giá như tiếng xương mực bị gãy vỡ.Tiếp đến, con cá heo dựng đứng thân mình và dùng mũi đập vào con mực để vắt sạch chất nước đen độc hại trong vòi mực (thứ vũ khí mà các con mực thường phun vào nước để tự vệ khi bị tấn công). Con mồi sau đó bị lôi trở lại đáy biển, nơi “đầu bếp” cá heo cọ nó vào cát để tước bỏ xương mực, khiến con mồi trở nên mềm hơn để ăn.”Đó là dấu hiệu cho thấy bộ não của cá heo phát triển tới mức nào. Đây là một cách tương đối thông minh để có món mực ống nguyên chất mà không bị lẫn ‘sạn'”, Mark Norman – người phụ trách các động vật thân mềm tại Bảo tàng Victoria, nói.Một nghiên cứu riêng rẽ năm 2005 từng cung cấp bằng chứng đầu tiên về việc, cá heo có khả năng học hỏi theo nhóm và sử dụng công cụ. Các nhà nghiên cứu thậm chí đã chứng kiến một con cá heo mẹ dạy các con gái đập vỡ các loại bọt biển và đeo chúng lên người để bảo vệ thân mình khi chà xát dưới đáy biển ở tây Australia.

Các bài viết liên quan

Viết một bình luận